B2C là gì? Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa b2b và b2c
Xin chào các bạn, lâu nay chúng ta thường nghe nói đến kinh doanh B2b. Gần đây chúng ta lại nghe đến thuật ngữ B2c nhưng không biết nó là gì ? Có phải cũng giống như b2b hay không? Bài viết này IOT Việt Nam sẽ phân tích điểm giống và khác nhau giữa b2b và b2c. Qua đó chúng ta có thể dễ dàng hiểu và phân biệt b2c là gì ?
Khái niệm B2C là gì? B2C viết tắt của chữ gì?
B2C Là từ viết tắt của chữ Business To Customer trong tiếng Anh. Thuật ngữ này nói lên các hoạt động kinh doanh thương mại giữa nhà cung cấp,công ty sản xuất với các khách hàng được thực hiện trên internet.
Khi chúng ta nói tới thương mại điện tử hay kinh doanh trên internet thì chúng ta luôn nghĩ tới việc làm sao để khách hàng có thể tiếp cận được thông tin sản phẩm của mình đúng không nào ?
Phân biệt điểm giống và khác nhau giữa b2b và b2c
Với mô hình B2B khách hàng chính của hệ thống b2b đó là là doanh nghiệp với doanh nghiệp. Còn riêng mô hình B2C thì khách hàng chính là các cá nhân, người mua hàng nhỏ lẻ. Tuy nhiên đối với kênh B2C thì hệ thống khách hàng cũng có thể là các doanh nghiệp. Các giao dịch của mô hình B2B vì vậy thường mang tính quy mô lớn, phức tạp hơn mô hình B2C.
B2c là gì
Ngoài ra việc bán hàng trên kênh B2B còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mặc dù B2C không phụ thuộc vào các yếu đó đó. Chính vì vậy nên mô hình b2b được sử dụng khá phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cho các sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã được phân định giá cả.
2 Yếu tố mà mô hình b2b phụ thuộc có thể kể đến như:
+ Đàm phán giao dịch.
+ Giá cả, giao nhận hàng
Qua đó chúng ta có thể nhận định rằng mô hình B2B rộng lớn và chuyên nghiệp hơn so với b2c. Mô hình B2C của doanh nghiệp với người tiêu dùng được diễn ra trên các phương tiện điện tử như trên internet chẳng hạn. Hiện nay các mô hình kinh doanh truyền thống ngày càng ít đi và thay vào đó là mô hình kinh doanh online theo xu hướng của thế giới.
Đặc điểm của mô hình b2c
Bán hàng giữa doanh nghiệp và khách hàng (B2C):
+ Sản phẩm dẫn dắt
+ Tối đa hóa giá trị của giao dịch
+ Thị trường mục tiêu rộng lớn
+ Quy trình mua hàng từng bước, chu trình bán hàng ngắn hơn
+ Nhận diện thương hiệu được tạo ra thông qua sự lặp lại và hình ảnh
+ Buôn bán và hướng vào các hoạt động mua hàng
+ Quyết định mua hàng thuộc về cảm xúc dựa trên mong muốn, hoàn cảnh hoặc giá cả
Đặc điểm của mô hình b2b
+ Mối quan hệ dẫn dắt
+ Tối đa hóa giá trị của mối quan hệ
+ Thị trường mục tiêu nhỏ và tập trung
+ Quy trình mua hàng nhiều bước, chu trình bán hàng dài hơn
+ Nhận diện thương hiệu được tạo ra bằng mối quan hệ cá nhân
+ Các hoạt động xây dựng nhận thức và sự hiểu biết
+ Quyết định mua hàng thuộc về lý trí dựa trên giá trị kinh tế mang lại
Trên đây là khái niệm b2c và phân biệt giữa 2 mô hình b2b với b2c. Hi vọng sau bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh này.